Technical SEO là gì? Hướng dẫn cải thiện các yếu tố kỹ thuật SEO

Các yếu tố kỹ thuật SEO thường rất khó với những ai mới tìm hiểu SEO. Vì cần một thời gian dài bạn mới hiểu rõ được các khái niệm và các triển khai.  Cùng tôi tìm hiểu Technical SEO là gì, chúng bao gồm những gì và cách tối ưu cụ thể nào!

technical seo
Tài liệu này sẽ tổng hợp và làm SEO technical trở nên dễ dàng với bạn.

1. Technical SEO là gì?

Technical SEO là các yếu tố về mặt kỹ thuật cần được tối ưu trong quá trình SEO. Các yếu tố này liên quan đến các quá trình crawl (thu thập dữ liệu), index (lập chỉ mục), render (kết xuất) của công cụ tìm kiếm. Ngoài ra còn có một số yếu tố kỹ thuật thể hiện chất lượng website như: bảo mật, trải nghiệm, ngôn ngữ.

Hay nói cách khác, tối ưu Technical SEO là quá trình phục vụ cho trình thu thập dữ liệu (crawler) hoạt động tốt hơn trong website.

Tham khảo: SEO là làm những công việc gì?

2. Checklist các yếu tố Kỹ thuật SEO

Trước khi đi sâu vào từng yếu tố, Thiết Kế Web Số 1 mong rằng bạn sẽ nắm được tổng quan để khi triển khai SEO website không phải sót bất kỳ cái nào. Hãy lướt qua nhanh nào:

3. Hướng dẫn cải thiện SEO Technical

Mong bạn hiểu rằng, bài viết này được xây dựng để bạn có cái nhìn tổng quan với tất cả những yếu tố SEO Technical cùng những hướng dẫn tối ưu Technical SEO. Ở mỗi yếu tố, chúng tôi có đính kèm link đến bài viết chi tiết. Điều này giúp bạn tìm hiểu sâu hơn. Nhưng đừng quên quay lại bài viết này để tiếp tục tìm hiểu những yếu tố còn lại nhé!

Đồng bộ Domain

Hãy chắc chắn rằng: bạn chỉ có 1 phiên bản domain có response code là 200 (Có thể được lập chỉ mục). Và những các phiên bản khác đều là redirect 301 về domain ấy.

Kiểm tra 4 phiên bản domain bạn cần lưu ý là:

  • Https và http
  • Www và non-www

Ví dụ: Với domain tienziven.com, chúng tôi có 4 phiên bản cho:

  1. Phiên bản http và non-www: https://thietkeweb1st.com
  2. Phiên bản https và non-www: https://thietkeweb1st.com
  3. Phiên bản http và www: https://www.tienziven.com
  4. Phiên bản https và www: https://www.tienziven.com
ky thuat seo
Hãy thử truy cập các domain trên. Tất cả đều được điều hướng về https://thietkeweb1st.com.

Trong nhiều bài viết Thiết Kế Web Số 1 có hay đề cập, nếu bạn không xử lý lỗi kỹ thuật SEO này thì bạn giống như bạn đang có 4 căn nhà giống nhau tại 4 địa chỉ khác nhau. Nếu bạn điều hướng về 1, thì nó lại giống như bạn chỉ có 1 căn nhà và 4 phiên bản địa chỉ khác nhau (có thể là 4 ngôn ngữ).

Tối ưu File Robots.txt

Hiện tại, Thiết Kế Web Số 1 có bài viết robots.txt là gì giải thích rõ cách dùng, tạo lập và tối ưu chi tiết. Trong bài viết này, chúng tôi liệt kê qua và cần bạn đảm bảo tiêu chuẩn.

Robots.txt hiểu nôm na là bảng chỉ dẫn crawler (trình thu thập dữ liệu) những nơi được và không được ghé qua.

Kết quả sau cùng, bạn cần nắm chắc công cụ tìm kiếm được truy cập những trang có giá trị. Và ngược lại, không được vào những trang chất lượng thấp (mà không nên xoá). Quan trọng nhất là bạn biết cả số lượng và chính xác những trang liệt kê phía trên.

Meta robot tags

Nói đến file robots.txt thì cần lưu ý đến Robot meta tags (thẻ meta robots). Với file robots là quy định cho tổng thể website, trình thu thập dữ liệu không thể vào trang không cho phép. Tuy nhiên, crawler sẽ đọc được nội dung thẻ meta robots khi đã vào webpage.

Có nhiều thẻ, nhưng 4 thẻ được sử dụng nhiều nhất bao gồm:

  • Index
  • Noindex
  • Follow
  • Nofollow

Hãy tìm hiểu kỹ hơn tại bài viết thẻ meta robots là gì! Tuy nhiên Thiết Kế Web Số 1 cần bạn nhớ:

  1. Hãy noindex những trang không giá trị.
  2. Nofollow với nhưng trang không cần thiết cho link juice của website.

Sitemap

Về mặt lý thuyết, công cụ tìm kiếm sẽ đến tất cả địa chỉ được cho phép trong file robot. Và một bản hướng dẫn thứ tự ưu tiên để giúp trình thu thập truy cập website bạn hiệu quả hơn được gọi là Sitemap. Hiệu quả hơn vì trong sitemap bạn chỉ ra được nơi nào quạn trọng hơn để thu thập. Từ đó ngân sách cào website Google cấp cho bạn được sử dụng tối ưu hơn.

Bạn nên đọc qua bài viết Sitemap là gì nếu muốn hiểu sâu hơn để phát triển kỹ năng SEO.

Tuy nhiên, ở phạm vi Technical SEO, Thiết Kế Web Số 1 cần bạn đảm bảo File sitemap.xml:

  • Trình bày logic với nhưng URL quan trọng
  • Thể hiện mức độ ưu tiên giữa các URL với nhau

Cấu trúc website và điều hướng

Nói đến yếu tố SEO Technical ảnh hưởng tới việc thu thập dữ liệu không thể bỏ qua cấu trúc website và internal link điều hướng.

Tóm tắt kiến thức:

Cấu trúc website là hệ thống nội dung được bố trí theo một cách nào đó. Internal Link sẽ bao gồm liên kết nội bộ điều hướng và ngữ cảnh.

seo technical
Internal link điều hướng thường gặp nhất là Menu, Footer và Sidebar.

Về mặt technical SEO, nếu cấu trúc website và điều hướng của bạn tốt thì bạn tận dụng được ngân sách cào tốt hơn. Cấu trúc website chuẩn SEO cần gom theo cụm chủ đề bài viết (topic cluster) và phân cấp bậc nội dung theo category, subcategory một cách hợp lý (cấu trúc silo).

Về internal link điều hướng, bạn cần đảm bảo điều hướng đến những trang quan trọng. Hay nghiên cứu để điều hướng thông minh theo silo, giúp crawler và người dùng có trải nghiệm tốt hơn tại website. Đọc chi tiết tại: Internal Link là gì?

Ngân sách thu thập – Crawl Budget

Khái niệm ngân sách cào được Thiết Kế Web Số 1 nhắc tới liên tục. Chúng tôi có bài viết về Crawl Budget là gì giúp bạn hiểu kỹ hơn. Tuy nhiên, ở góc độ kỹ thuật SEO, bạn cần hiểu mỗi website được Google cung cấp một ngân sách cào nhất định. Khi tối ưu tốt các yếu tố technical SEO về crawl data, bạn sẽ tận dụng được tối đa ngân sách cào.

Điều này giống với việc tôi và bạn đều có cùng số vốn (crawl budget) như nhau. Với chiến lược kinh doanh (tối ưu technical SEO) tốt hơn, bạn có thể đạt doanh thu (quá trình thu thập dữ liệu) và lợi nhuận (hiểu nội dung – index) tốt hơn.

Tăng ngân sách cào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ uy tín của website, link juice, chiến lược link building… Và sử dụng hiệu quả crawl budget với tất cả khái niệm phía trên.

Bạn nên nhớ, đạt được doanh thu lớn chưa chắc đã có nhiều lợi nhuận. Ví dụ phía trên Thiết Kế Web Số 1 ví von việc hiểu nội dung và lập chỉ mục (indexing) giống như lợi nhuận. Chúng ta bước sang các yếu tố Technical SEO về quá trình index Google thôi.

Cấu trúc URL

Cấu trúc URL, slug mang rất nhiều ý nghĩa. Nhưng ý nghĩa ảnh hưởng đến SEO technical nhất chính là thể hiện URL đó đang thuộc phần nội dung nào.

Ví dụ: Bạn hỏi người khác: Anh/ chị có biết ranking là gì không?

Chắc chắn họ sẽ chẳng nắm được bạn đang muốn biết khái niệm ranking nào. Lĩnh vực game cũng có ranking: thách đấu, cao thủ, kim cương, bạch kim. SEO cũng có khái niệm ranking.

Quay lại từ đầu, bạn hỏi là: Anh/ chị giải thích giúp em ranking trong SEO là gì với!

Chắc chắn bạn sẽ nhận được câu trả lời thoả mãn.

Tương tự, Google hay các công cụ tìm kiếm khác cũng mong muốn được bạn làm như vậy. Thiết Kế Web Số 1 cần bạn thể hiện cấu trúc URL như:

domain.com/giay-nam/adidas/san-pham

Xu hướng SEO từ cuối năm 2019 đến nay đều đề cập đến Entity. Và Contextual link – Internal Link ngữ cảnh – đóng vai trò rất lớn để công cụ tìm kiếm hiểu về entity bạn đang đề cập trong nội dung.

Tài liệu SEO Google không đề cập đến con số cụ thể về lượng tối ưu internal link trong trang. Nhưng họ yêu cầu bạn giúp người dùng hiểu tốt hơn bài viết đang trình bày với những liên kết tới nội dụng chi tiết hơn.

Để bạn dễ hình dung hơn: Bài viết SEO là gì trong digital marketing của Thiết Kế Web Số 1 có đưa ra những lưu ý để SEO thành công. Nội dung sẽ đề cập tới Content SEO, Onpage, Offpage, SEO Technical… Vậy một người mới tìm hiểu SEO sẽ rất cần những bài viết chi tiết để hiểu thêm về nội dung SEO là gì.

> Đọc thêm về những hạng mục khác cần SEO Audit

Thẻ Canonical

Thẻ canonical rất hữu dụng trong việc giúp Google hiểu đâu là nội dung gốc nhằm tránh tình trạng trùng lặp nội dung thường thấy ở trang thương mại điện tử.

Những website cũ hay xây dựng nhiều URL cho từng sản phẩm với kích thước và màu sắc khác nhau. Để Google Panda không gọi tên bạn thì 2 phương án giải quyết:

  1. Các nội dung của mỗi URL trên phải khác nhau: hình ảnh, text…
  2. Sử dụng thẻ Canonical về 1 URL

Chẳng cần suy nghĩ gì nhiều, chắc chắn phương án 2 sẽ là tối ưu nhất cho bạn. Hãy xem qua các URL có nội dung trùng lặp (cùng nói về 1 sản phẩm hay 1 chủ đề). Xác định đâu là URL đang có chỉ số (cả SEO và người dùng: bounce rate, time onsite…) tốt hơn. Chèn thẻ canonical vào phần head của tất cả URL còn lại về URL nói trên.

Tài nguyên chặn hiển thị

Tài nguyên chặn hiển thị ảnh hưởng rất lớn đến khả năng Google hiểu website của bạn. Tất cả các bước đã được Thiết Kế Web Số 1 hướng dẫn chi tiết tại bài viết loại bỏ tài nguyên chặn hiển thị javascript. Tuy nhiên, trong checklist kỹ thuật SEO này, chúng tôi cần bạn lưu ý:

seo ky thuat
Bạn có thể phát hiện những tài nguyên này bằng công cụ Google Pagespeed Insights

Các nội dung trên trang web nên được xây dựng bằng định dạng html, css. Javascript là định dạng mà Google bots cần phải render (nên hạn chế). Và tuyệt đối không nên sử dụng AJAX.

Hreflang

Hreflang là thẻ khai báo ngôn ngữ của nội dung, có công dụng khá tương đồng với thẻ canonical. Nếu canonical giúp bạn tránh trùng lặp nội dung khi có nhiều loại sản phẩm tương tự thì hreflang là thẻ giải quyết vấn đề trùng lặp nội dung khi có nhiều phiên bản ngôn ngữ.

Thực chất yếu tố Technical SEO này phù hợp với website có tệp khách hàng bao gồm người nước ngoài. Do đó, nếu bạn không xây dựng website đa ngôn ngữ thì không cần thiết quan tâm đến nó.

Mời bạn đọc sâu hơn công dụng của hreflang lại bài viết: thẻ Hreflang là gì?

Schema

Schema có thể nói là một trong những từ khoá được người làm SEO tìm kiếm nhiều nhất chỉ sau Entity. Đây là kỹ thuật SEO nâng cao giúp Google hiểu website của bạn nhanh hơn và tốt hơn.

Chắc chắn chúng tôi đã có mội bài viết chuyên sâu về Schema là gì. Còn trong checklist SEO technical này thì bạn hãy lưu ý:

Những thông tin khai báo Schema là thông tin thật và có trong nội dung trang web. Ngoài ra đảm bảo không có schema nào trên website bị lỗi nhé!

SSL – https

Sau khi trải qua đợt core update tháng 7.2021, bạn sẽ nhận thấy tầm quan trọng của https với trải nghiệm người dùng. Yếu tố technical seo này đã trở thành yếu tố xếp hạng, Page experience trong Google Search Console.

Do đó hãy chắc chắn rằng bạn đã cài đặt ssl cho website của mình.

Nếu bạn chưa quan tâm đến SSL, thì bắt đầu cài đặt từ bây giờ:

  • Liên hệ với nhà cung cấp hosting hoặc domain và nhờ kích hoạt tài khoản của bạn với SSL.
  • Hãy đồng bộ các domain của bạn về domain có chứa https

Như vậy, SSL là yếu tố kỹ thuật SEO cuối cùng hỗ trợ quá trình index của Google. Chúng ta cần tìm hiểu nhóm seo technical cuối cùng hỗ trợ quá trình phục vụ người dùng.

> Tham khảo: SEO Offpage là gì

Yếu tố đầu tiên mỗi khi bạn vào trang web và bắt gặp chính là Breadcrumb. Hãy lưu ý:

  • Tất cả trang web đều được hiển thị breadcrumb
  • Breadcrumb được đồng nhất cấu trúc cấp bậc trên toàn website
  • Cấp bậc của breadcrumb được phân chia dễ hiểu

Mục đích là tăng trải nghiệm người dùng khi có thể di chuyển dễ dàng trong website.

Mời bạn đọc chi tiết về cách thiết lập Breadcrumb và tối ưu sao cho SEO hiệu quả nhất tại: Breadcrumb là gì?

Pagination

Yếu tố Thiết Kế Web Số 1 lưu ý trong checklist technical SEO là pagination (Phân trang). Vì nếu bạn không kiểm tra kỹ thì phân có thể trở thành lỗi kỹ thuật SEO nghiêm trọng. Nhớ lại phần của thẻ canonical được chúng tôi nhắc đến ở trên. Những phân trang của category hay lưu trữ (archive) cũng là những trang duplicate content.

Hãy đảm bảo các trang thứ 2, 3, 4… đều được gắn thẻ canonical về URL của trang 1.

Trước đây, bạn sẽ cần phải lưu ý thêm về thẻ thuộc tính rel=next và rel=prev. Tuy nhiên Google hiện tại đã thông báo các thẻ này không còn công dụng nữa.

> Đọc ngay: Cách chọn từ khóa SEO

Trang 404

Trang 404 là những trang không có nội dung được người dùng truy cập từ một liên kết hoặc tự nhập 1 URL.

Để trang 404 không trở thành lỗi technical seo thì bạn cần đảm bảo checklist sau:

  • Menu, điều hướng tương tự như 1 trang bình thường của website
  • Gửi thông điệp trang này không tồn tại với người dùng.
  • Một nút quay trở lại trang chủ hoặc trang liên quan khác như blog hoặc bài viết đề xuất.
  • Giảm tối đa đến 0 số lượng link nội bộ có mã phản hồi 404.
loi technical seo
Bạn có thể giảm link nội bộ 404 bằng 2 cách dưới đây:
  1. Chỉnh lại các internal link có mã code phản hồi 404 hoặc 4xx.
  2. Nếu Link khó thay đổi (backlink). Bạn có thể điều hướng 301 các trang đã bị xoá trước đó về trang có liên quan hoặc category phù hợp.

Điều hướng 301

Như đã giới thiệu ở trên, Redirect 301 hỗ trợ rất tốt với người dùng khi họ truy cập vào đường link 404. Tuy 301 là loại điều hướng vĩnh viễn, di chuyển 100% sức mạnh link juice. Nhưng bạn vẫn nên hạn chế tối thiểu vì sẽ thực sự tốt hơn khi là liên kết 200.

2 lỗi technical do 301 redirect ảnh hưởng lớn nhất là số lượng liên kết nội bộ 301 quá lớn và điều hướng theo chuỗi (redirect chain). Thay vì, chuỗi điều hướng là A – B và B – C, bạn chỉ cần chỉnh lại thành A – C và B – C.

Bài viết 301 redirect là gì sẽ giải thích cho bạn chi tiết hơn những thắc mắc về điều hướng.

Tốc độ tải trang

Không thể phủ nhận tốc độ tải trang là mục tiêu tối ưu của cộng đồng SEO từ trước đến nay. Và hàng loạt anh em đổ xô chi tiền để tối ưu các chỉ số kỹ thuật SEO này mạnh mẽ hơn sau core update 2021.

Các chỉ số tốc độ tải trang cần quan tâm nhất là Largest Content Full Paint (LCP) và First Input Delay (FID). 2 chỉ số này giúp nâng cao trải nghiệm người dùng khi truy cập vào web. Do đó cần được đảm bảo chỉ số dưới 2.5 giây (đối với LCP) và dưới 100ms (đối với FID).

Ngoài ra bạn cần quan tâm thêm chỉ số Cumulative Layout Shift (CLS) vì 3 chỉ số trên được Google định nghĩa là Core Web Vitals.

Mời bạn đọc chi tiết hơn về 3 chỉ số cũng như cách tối ưu Technical SEO tốt hơn tại Core Web Vitals là gì

> Đọc thêm: Entity là gì?

AMP

AMP là loại trang được Google phát triển, được lưu trữ ngay trên hosting của Google nên giúp thời gian truy cập chỉ còn 1/10 thời gian chớp mắt. Tuy nhiên, xu hướng SEO hiện tại không còn ai triển khai AMP nữa. Nguyên nhân có thể do quá rườm ra để chỉnh sửa, cài đặt cũng như khó kiểm soát.

Đừng lo khi bạn tiếp nhận những website cũ và đang chạy phiên bản AMP trên điện thoại. Thiết Kế Web Số 1 sẽ hướng dẫn bạn trong checklist SEO technical này.

  • Đảm bảo cấu trúc trang và các thành phần trang AMP tương đồng với phiên bản Desktop.
  • Chèn thẻ canonical về URL phiên bản desktop
  • Kiểm tra thêm thanh điều hướng, menu của AMP phải khớp với phiên bản máy tính nữa nhé

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về AMP tại bài viết AMP là gì. Nhưng lời khuyên của Thiết Kế Web Số 1 là bạn nên sử dụng phiên bản responsive. Nó sẽ vừa dễ kiểm soát, tối ưu và không quá ảnh hưởng SEO khi bạn tối ưu tốt 3 chỉ số mình có đề cập tại mục Tốc độ tải trang.

Mobile Friendly

Chỉ số technical SEO ảnh hưởng đến chất lượng trang cuối cùng là Mobile Friendly. Nếu bạn theo “trường phái” responsive web thì vấn đề thân thiện với di động đã được giải quyết. Tuy nhiên đối với Website có URL dành cho di động riêng biệt thì bạn cần lưu ý:

  • Nội dung phải đồng nhất với trang phiên bản desktop
  • Tốc độ tải trang nên dưới 6 giây
  • Không có các pop-up hiện lên khi vừa truy cập

Nếu bạn đảm bảo được như vậy thì kết quả là được một tick xanh trong Google Search Console.

Kết luận

Tới đây là bạn đã cùng Thiết Kế Web Số 1 đi xong checklist kỹ thuật SEO. Hy vọng bạn đã hiểu Technical SEO là gì và hình dung được công việc triển khai để tối ưu các yếu tố SEO kỹ thuật trên website bạn. Một lưu ý sau cùng: “Hãy xem đối thủ là bạn”. Vì bạn có thể học hỏi rất nhiều từ họ. Không chỉ về SEO Technical mà cả tổng thể chiến dịch tối ưu hoá bộ máy tìm kiếm.

Cảm ơn bạn đã đồng hành cùng chúng tôi. Mọi thắc mắc bạn có thể truy cập Fanpage Thiết Kế Web Số 1 để được giải đáp. Nếu bạn nhận được giá trị gì từ bài viết, mong bạn sẽ chia sẻ để lan toả chúng tới cộng đồng SEOer.

Nguồn tham khảo:

Tham khảo ngay dịch vụ SEO Thiết Kế Web Số 1 và các bài viết nổi bật: