Schema là gì? Hướng dẫn sử dụng Schema Markup chi tiết nhất

Schema Markup là một khái niệm bạn cần tìm hiểu khi muốn SEO các thị trường khó. Schema Google hiện nay được xem là một bí quyết để giúp trang web có được thứ hạng tốt hơn trên các trang kết quả tìm kiếm. Vậy Schema là gì, bài viết Thiết Kế Web Số 1 dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn!

schema
Tìm hiểu tổng quan Schema là gì và cách dùng từ Thiết Kế Web Số 1 nhé!

1. Schema là gì?

Schema (hay Schema Markup) là dữ liệu có cấu trúc được thêm vào trang web giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung tốt hơn và cung cấp đầy đủ thông tin cho người dùng. Có nhiều định dạng nhưng định dạng schema bạn hay bắt gặp nhất là JSON-LD và Microdata.

Dữ liệu có cấu trúc được ra đời bởi các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo… Và các nhà quản trị website và developer cùng đóng góp phát triển schema.org cho đến ngày nay.

Khi sử dụng schema markup đúng cách, kết quả tìm kiếm sẽ trở nên bắt mắt vì được Google thể hiện nhiều thông tin hơn. Bạn có thể tự tìm hiểu về Schema đầy đủ nhất tại schema.org.

schema la gi
Thiết Kế Web Số 1 ở đây để giúp bạn hiểu schema.org là gì tận dụng hiệu quả dữ liệu có cấu trúc

2. Tầm quan trọng của Schema đối với SEO Marketing

Điều tiên quyết, phải hiểu rằng Schema markup giúp các công cụ tìm kiếm hiểu chính xác nội dung của bạn.

Các thuật ngữ và cụm từ ra đời ngày càng nhiều. Điều này dần dần gây khó khăn cho các công cụ tìm kiếm truy xuất ra đúng nội dung thỏa mãn mục đích của người dùng. Thì Schema Markup hỗ trợ rất tốt cho các thuật toán HummingbirdRankBrain.

Chưa có bằng chứng cho thấy dữ liệu có cấu trúc tác động trực tiếp đến thứ hạng tìm kiếm tự nhiên. Nhưng trong quá trình thực hiện chiến dịch SEO, Thiết Kế Web Số 1 nhận thấy schema mang đến rất nhiều lợi ích. Vậy những lợi ích của schema là gì?

Giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung website

Thiết Kế Web Số 1 nhận định Schema chính là ngôn ngữ của các công cụ tìm kiếm. Cơ chế thu thập dữ liệu website là quét mã code HTML. Tuy nhiên tốc độ hiểu dữ liệu có cấu trúc nhanh hơn rất nhiều. Vì đây chính là mục đích ra đời của Schema Markup.

Để bạn dễ hình dung, khi trình thu thập dữ liệu gặp mã HTML giống như chúng ta giao tiếp bằng ngoại ngữ. Còn sử dụng tiếng mẹ đẻ tương đồng với việc mình dùng Schema để giao tiếp với Google.

Vì vậy, khi hiểu đúng và đủ, trang web của bạn sẽ được công cụ tìm kiếm hiểu và xác thức đúng entity. Từ đó hiển thị ở các truy vấn của người dùng phù hợp hơn.

> Xem thêm: Cách disavow link bẩn

Giúp người dùng nắm thông tin tổng quan nhanh chóng

Từ việc phục vụ công cụ tìm kiếm, người dùng phù hợp sẽ được thoả mãn nhu cầu tìm kiếm.

Người dùng dễ dàng nắm bắt thông tin của kết quả tìm kiếm. Google có hỗ trợ hiển thị schema dưới dạng Rich Snippets phù hợp với truy vấn. Hay bắt gặp nhất là Feartured Snippet, công thức, sự kiện, FAQs…

> Tìm hiểu ngay Snippet là gì? Cách tối ưu Top 0 Featured Snippet!

Gián tiếp hỗ trợ SEO, tăng thứ hạng từ khoá hiệu quả

Vì do đâu mà các SEOer luôn mong muốn kết quả của mình được hiển thị Rich Snippets?

Với cách hiển thị tìm năng này, tỉ lệ Click được tăng cao và trải nghiệm người dùng ghé vào website của bạn rất tốt. Hai điều này chính là những lá phiếu khiến Google nâng thứ hạng của bạn lên.

schema markup
Tăng được tỉ lệ nhấp chuột (CTR) của khách hàng

3. Các loại Schema phổ biến bạn sẽ bắt gặp

Google hiện nay đang hỗ trợ hơn 50 loại Schemas khác nhau. Dưới đây là danh sách 10 Schema markup phổ biến nhất:

Markup Schema Person – danh tính một người

The Person Markup Schema có tính năng hiển thị thông tin cơ bản về một cá nhân như tên, tuổi, ngày sinh, thành tựu, học vấn, thành viên gia đình cùng các thông tin quan trọng khác.

schema wordpress
Tính năng hiển thị thông tin cơ bản của The Person Markup Schema

Schema Review đánh giá/điểm số

Trước khi quyết định gì đó – mua sản phẩm hoặc dịch vụ, xem phim thì nhiều người thường xem trước đánh giá. Vì thế loại Schema đánh giá/điểm số sẽ dựa trên điểm số hoặc đánh giá trực tiếp ngay trên SERPs giúp khách đưa quyết định.

> Tìm hiểu thêm: Core Web Vitals là gì

Schema Organization – thông tin công ty, tổ chức

schema org
Organization Schema markup nhấn mạnh việc giới thiệu một công ty

Loại Organization Schema google hay Schema công ty nhấn mạnh việc giới thiệu một công ty. Schema google loại này sẽ bao gồm: thông tin liên hệ, địa chỉ, logo chính thức. Không chỉ vậy, Schema công ty còn cho mọi người biết thêm chi tiết thông tin về công ty đó là gì nữa.

Video Schema

Loại Schema giúp các search engine như Google, index videos trên một số web nhất định. Không chỉ vậy, nó còn giúp hiện videos lên trang kết quả tìm kiếm Google Video, cạnh các video từ YouTube.

> Tham khảo: Keyword Cannibalization là gì?

Recipe Schema

Schema công thức sẽ hiện ngay công thức món ăn lên SERPs. Schema công thức có khả năng dán nhãn từng thành phần chính của công thức đó nhằm giúp mọi người dễ dàng tìm món ăn dựa trên nguyên liệu, thời gian nấu. Đồng thời, còn giúp mọi người đánh giá kết quả trước khi click vào nữa.

Event Schema

Event Schema Markup có tính năng cung cấp thêm các thông tin cho các sự kiện sắp tới. Chẳng hạn như ngày, giá vé, địa điểm. Hơn nữa, loại Schema này còn hỗ trợ người nhanh chóng tìm thấy thông tin quan trọng mà họ cần trên kết quả.

event schema markup
Event Schema structured data cung cấp thêm các thông tin cho các sự kiện sắp tới

Article Schema

Schema Article Markup có khả năng giúp cho trình tìm kiếm hiểu rõ nội dung được nhấn mạnh. Ví dụ như thời gian xuất bản, tiêu đề, ảnh đại diện, hay cả videos. Hiện nay, có nhiều loại article Schema markup cho nhiều loại bài viết như bài blog, tin tức, blog post công nghệ,…Ngoài ra, còn rất nhiều loại markup Schema mà bạn có thể xem danh sách đầy đủ trên trang Schema.org.

> Mới bạn tìm hiểu thêm công cụ Google Pagespeed Insights

Local Business Schema

Đây là loại Schema hữu ích cho các cửa hàng hay doanh nghiệp có địa chỉ cụ thể như bệnh viện, nhà hàng. Local Business Schema Markup sẽ nhanh chóng giúp khách hàng tìm thông tin địa chỉ công ty, thông tin liên hệ, giờ mở cửa,…

Đây là loại Schema markup làm đường link dẫn tới trang hiện hành nổi bật. Ngoài ra, Breadcrumbs Schema có giúp người dùng xem được địa chỉ chính xác trong trang web của bạn cũng như giúp giảm tối đa rủi ro thoát trang.

Product & Offer Schema

Đây là markup sản phẩm và ưu đãi nhằm cấp các thông tin hấp dẫn, nhất định về sản phẩm. Chẳng hạn như giá cả và tình trạng hàng. Thường thì chúng được sử dụng để bán sản phẩm hay dịch vụ nhất định. Product & Offer Schema còn giúp tạo sản phẩm nổi bật hơn đối thủ mà không sử dụng Schema.

Hơn nữa, còn giúp người sử dụng đánh giá và nhanh chóng đưa ra quyết định. Nhưng cách hiển thị có nhiều loại khác nhau. Product markup thì chỉ cần tên sản phẩm với giá (Ví dụ: Trang amazon american apparel). Còn offer markup thì cần giá và đơn vị tiền tệ (ví dụ: trang uniqlo có markup Schema giá cả).

> Xem ngay: Tổng hợp 35+ Công cụ SEO tools

4. Cách tạo Schema Google cho website WordPress

Google khuyến khích sử dụng định dạng JSON-LD. Do đó, việc xây dựng Schema Markup sẽ dễ hơn cho những ai làm hay đã biết về code. Tuy nhiên Thiết Kế Web Số 1 mong muốn dù bạn là ai cũng biết sử dụng ngôn ngữ công cụ tìm kiếm này qua bài viết này.

Giải pháp cho bạn là sử dụng Plugin cho các website sử dụng các nền tảng CMS phổ biến hiện nay như WordPress, Drupal, Magento,….

Trong các plugin hỗ trợ SEO cho WordPress thì Schema Pro đang được dùng nhiều không kém gì so với các plugin quen thuộc như Yoast SEO.

plugin schema pro
Schema Pro được sử dụng ngày càng nhiều để tạo Schema wordpress đơn giản mà không cần biết lập trình

Để tạo ra các loại dữ liệu có cấu trúc khác nhau theo đúng chuẩn của Google, việc sử dụng Plugin này cực kì hữu hiệu. Bạn sẽ có file cài đặt của Schema Pro sau khi đã mua, cách cài đặt cũng khá đơn giản không khác gì các plugin khác trên WordPress.

Cách cài đặt plugin Schema Pro cho website

Tìm hiểu thông tin và mua Plugin Schema Pro tại đây!

Bước 1: Đăng nhập quản trị website > Plugin > Cài mới

cai schema pro
Cách cài đặt Schema Pro

Bước 2: Chọn “Tải plugin lên”

schema pro plugin
Tiến hành tải Plugin lên website

Bước 3: Chọn file cài đặt của Schema Pro để cài đặt.

cach tao schema
Schema Pro ở phần cài đặt

Bạn sẽ thấy Schema Pro hiện lên tại phần cài đặt nếu không có xung đột plugin hay lỗi nào bất thường.

Thiết lập Schema cho các trang trên website

Đầu tiên, chúng ta nên cài đặt các thiết lập chung cho toàn website. Hãy bắt đầu bằng cách chọn: Configuration > General

Ở đây có 2 mục bạn cần cài đặt

  • Site Logo: Bạn cần chọn logo cho web của mình.
  • This Website Represent a: Ở đây bạn sẽ chọn Person nếu website bạn là cá nhân và chọn Company nếu là web của công ty, doanh nghiệp hay tổ chức…

general schema pro

Social Profile

Nơi này sẽ đánh dấu dữ liệu về những kênh mạng xã hội của cá nhân hay tổ chức của bạn. Cần điền đầy đủ nhất các kênh mạng xã hội hiện có.

su dung schema pro

Corporate Contact

Tại đây, bạn cài đặt các thông tin liên lạc của mình, có 2 mục bắt buộc phải điền là Telephone và Contact Type (loại liên lạc là bán hàng, kỹ thuật, khẩn cấp, lễ tân,…). Còn những loại tùy chọn khác thì bạn có thể điền đầy đủ (Google khuyến khích điều này) hay để trống.

huong dan schema

Other Schema

Các Schema WordPress cho những thông tin khác về website nhưng tương đối quan trọng.

huong dan tao schema

Bạn nên cài đặt ở đây:

  • Trang About Page: Trang giới thiệu về tổ chức, cá nhân hay website.
  • Trang Contact Page: Trang chứa những thông tin liên lạc, trang liên hệ
  • Select Menu for Sitelinks Schema: Trong kết quả search của Google lựa chọn Menu mà bạn muốn hiển thị lên Sitelinks. Bạn hãy Enable Sitelinks Search BoxEnable Breadcrumb Schema.

Advanced Settings

cai dat schema

  • Enable Test Schema Link in Toolbar: Để hiện nút test Schema nhanh cho các trang trên website của bạn bạn nên chọn yes. Hơn nữa, điều này cũng tiện cho việc sửa lỗi nhanh.
  • Display Schema Pro Menu Under: Trong phần quản trị website hiển thị Schema Pro luôn trong phần Cài Đặt. Bạn có thể điều chỉnh nếu bạn thích đặt nó ở chỗ nào khác, còn không có thể bỏ qua.
  • Add Schema Code In: Bạn muốn đặt code của Schema ở phần footer hay header của website.

Cài đặt các loại Schema chính

Hiện tại Schema Pro có chức năng chính là hỗ trợ các loại dữ liệu có cấu trúc sau:

  • Book
  • Article
  • Local Business
  • Product
  • Review
  • Service
  • Course
  • Recipe
  • Event
  • Software Application
  • Video Object
  • Job Posting
  • Person

Cách cài đặt chung cho các loại dữ liệu có cấu trúc như sau:

Bước 1: Bấm Add New

tao schema

Bước 2: Chọn loại Schema wordpress phù hợp rồi ấn Next

khai bao schema

Bước 3: Chọn phạm vi áp dụng của loại Schema markup này cho các mục vào trên website ở Target Pages.

huong dan dung schema

Bước 4: Hoàn thành phần Setup

setup schema

Như vậy bước đầu tiên đã xong các bạn sẽ tiến hành thiết lập cho loại Schema vừa cài đặt các trường thông tin. Điền vào các trường thông tin những các thông tin phù hợp và cần thiết. Để biết nên cài đặt các trường thông thế nào cho hợp lý bạn cần tìm hiểu kỹ và tra cứu trong thư viện Schema.org

dien schema pro
Cài đặt hợp lý các trường thông tin

Trong tương lai gần chúng tôi sẽ có các bài viết chia sẻ kiến thức chi tiết cụ thể hơn để hướng dẫn chi tiết các loại Schema Google cũng như cách cài đặt từng trường hợp, từng trường dữ liệu là quá dài để đưa vào bài viết này.

>> Tham khảo ngay khoá đào tạo seo của Thiết Kế Web Số 1!

5. Hướng dẫn cài đặt Schema cho Website code tay

Vẫn có cách tạo Schema riêng cho website bằng nền tảng riêng, không có plugin hỗ trợ như trên. Đương nhiên, bạn sẽ cần phải có kỹ năng lập trình tương đối cơ bản.

Bước 1: Truy cầm vào Tool Schema Markup Generator

Truy cập https://technicalseo.com/tools/schema-markup-generator/

Bước 2: Chọn loại cấu trúc dữ liệu phù hợp cho trang website của mình

Chẳng hạn bạn chọn trường Article (dữ liệu cho các bài viết trên trang) thì sẽ có trường thông tin sau:

schema markup generator

Bước 3: Điền những trường thông tin tương ứng

du lieu co cau truc

Trong đó:

  • Article @type: Chọn trường Article
  • Headline: Tiêu đề của bài viết. Tiêu đề không được vượt quá 110 ký tự
  • URL: Đường dẫn bài viết
  • Image URL #1: URL ảnh đại diện
  • Publisher: Nhà xuất bản của bài viết.
  • Publisher logo URL: Đường dẫn logo của nhà xuất bản
  • Author @type: Person: Tác giả bài viết
  • Author: Tên của tác giả
  • DateModified: Ngày giờ sửa đổi bài viết lần gần đây nhất
  • DatePublished: Ngày giờ xuất bản bài viết lần đầu
structured data
Bạn sẽ có một đoạn mã Script cho Schema Article sau khi điền các trường thông tin

Để điền thông tin chính xác nhất, tránh gặp phải những lỗi sai thì bạn cần hiểu rõ ý nghĩa từng trường Schema. Sau khi có đoạn mã code trên, bạn sẽ tiến hành cài đoạn mã này vào thẻ head của bài viết tương ứng.

Hướng dẫn ở trên là cài Schema riêng lẻ từng bài viết hay trang đích nhất định nên sẽ mất khá nhiều thời gian.

Mẹo: Bạn có thể tự tạo đoạn mã script tự động cập nhật bằng cách thay các trường cụ thể bằng tham số tương ứng với bài viết mới trên trang web.

Sau khi chèn Schema vào website, bạn hãy Submit URL chứa Schema để được Google cập nhật nhé!

6. Hướng dẫn kiểm tra schema markup

Bước 1: Truy cập công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc https://search.google.com/structured-data/testing-tool/u/0/?hl=vi

Bước 2: Nhập URL cần kiểm tra hoặc nhập đoạn code

Bước 3: Rà soát thông tin các loại Schema được phát hiện và chỉnh sửa lỗi nếu có

kiem tra schema
Schema Article đã cài đặt thành công nên sẽ hiển thị ở đây

Ở hình trên nếu ghi “0 lỗi” thì đồng nghĩa là bạn đã cài đặt thành công. Còn nếu có lỗi thì cần rà soát lại đoạn mã Schema của mình.

kiem tra du lieu co cau truc

Ngoài ra Google cũng khuyến khích sử dụng công cụ Rich Results Test để kiểm tra. Tuy nhiên ở phiên bản hiện tại, công cụ này chỉ giúp bạn biết được Schema bạn cài đặt đúng hay sai thôi. Thiết Kế Web Số 1 thấy công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc đang hoạt động tốt cả việc phát hiện lỗi và chỉ ra lỗi ở đâu.

7. Tổng hợp 5 Plugin cài đặt Schema cho Website WordPress

Theo xu hướng phát triển hiện nay, số lượng website wordpress đang dần chiếm một tỉ lệ lớn. Cùng Thiết Kế Web Số 1 điểm qua 5 plugin hỗ trợ cài đặt Schema cho Website WordPress hiệu quả kèm link tải:

Kết luận

Hy vọng những chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ schema là gì cũng như biết cách tạo schema chuẩn Google để hỗ trợ SEO website hiệu quả. Nếu bạn gặp khó khăn khi tạo schema cho trang web, hãy để liên hệ để đội ngũ Thiết Kế Web Số 1 giúp đỡ bạn giải đáp các thắc mắc!

Nếu bạn biết thêm được một điều gì mới, hãy giúp chia sẻ để lan toả kiến thức này nhé!

Nội dung tham khảo: Database schema – Wikipedia

Bài viết đề xuất: