Content Audit là gì? Hướng dẫn Audit Content từ A – Z

Audit Content là hạng mục quan trọng nhất trong SEO Audit. Có thể nói rằng Content chính là nội ảnh hưởng lớn nhất đến chiến dịch SEO cũng như Content Marketing. Tuy nhiên cách triển khai audit content của đa số SEOer gom thành 2 chữ “mông lung”. Vì vậy, Thiết Kế Web Số 1 muốn chia sẽ cách Content Audit mà chúng tôi đang áp dụng hiệu quả.

content audit
Tìm hiểu về content audit là gì

1. Content Audit là gì?

Content Audit được dịch sang Tiếng Việt là kiếm toán nội dung, là quá trình đánh giá chất lượng nội dung và thông tin trên một trang hoặc cả tổng thể website.

Kết quả của quá trình Audit Content là bảng kế hoạch chỉnh sửa, cập nhật, loại bỏ và tận dung nội dung nào. Từ đó, chất lượng nội dung của toàn website được nâng cao và kết quả SEO sẽ được cải thiện.

Tìm hiểu thêm về SEO là gì? để nắm được kiến thức tổng quan nhất!

2. Mục đích Audit Content và khi nào cần kiểm toán nội dung

Chúng ta cần triển khai Audit Content vì 3 mục đích:

  1. Cải thiện và nâng cao kết quả thứ hạng từ khoá SEO
  2. Cung cấp giá trị tốt cho người dùng: nội dung hấp dẫn, điều hướng phù hợp.
  3. Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi cho website: tận dụng tốt content đang có nhiều traffic

Vì vậy, những thời điểm tối ưu nhất để triển khai Content Audit bao gồm:

  • Định kỳ (tốt nhất là 3 tháng/ lần). Bạn sẽ nắm được tiến độ triển khai và đảm bảo chất lượng content website
  • Thứ hạng từ khoá bị tuột không phanh. Dấu hiệu này đang nói rằng Google đang phạt website bạn.
  • Content SEO bị mất Index có số lượng tăng dần. Tín hiệu cho thấy chất lượng bài viết bị Google đánh giá không đủ để được index.
  • Tiếp nhận một website đã được xây dựng nội dung. Đa số các website cũ triển khai nội dung không có kế hoạch. Audit Content để tinh gọn và nâng cao chất lượng website là điều cần thiết.

>>> Tìm hiểu Entity building là gì để tăng độ liên quan cho nội dung

3. Phân loại nội dung cần audit content

audit content
Khi thực hiện Content Audit cần phải nắm các dấu hiệu điển hình

Trong quá trình triển khai xây dựng hàng trăm website, Thiết Kế Web Số 1 tổng hợp, tham khảo và nhóm các nội dung thành 6 loại sau đây:

Nội dung trùng lặp

Đây là trường hợp rất phổ biến với những nhà quản trị website mới. Bạn cần hiểu đơn giản, URL chính là một địa chỉ nhà. Nếu có nhiều URL đến được 1 bài viết có nghĩa bạn đang có bấy nhiêu căn nhà giống nhau trên nhiều địa chỉ.

Công cụ tìm kiếm sẽ rơi vào tình trạng không biết chọn “căn nhà” nào. Tệ hơn, khi tỉ lệ duplicate content quá cao, Google Panda sẽ đến với website bạn.

Bài viết kém chất lượng

Đây là nhưng bài viết cần được cải thiện chất lượng nội dung. Nguyên nhân kém chất lượng thường:

  • Copy nội dung từ một website khác.
  • Một cách khách quan, search intent thay đổi. Điều này khiến nội dung hiện tại không còn phù hợp.
  • Nội dung xây dựng một cách ngẫu hứng, không tập trung vào bất kỳ keyword nào. Dẫn đến website có nhiều bài viết hiển thị cho 1 keyword. Chắc chắn công cụ tìm kiếm không biết hiển thị bài viết nào cho từ khoá đó.

Mời bạn tìm hiểu rõ hơn tại bài viết Keyword cannibalization để rõ hơn cách phát hiện và khắc phục tình trạng ăn thịt từ khoá.

Content mỏng – Thin Content

Đúng với tên gọi, Content mỏng là những nội dung chứa ít thông tin giá trị. Dễ thấy nhất là:

  • Bài viết ít nội dung. Thậm chí là không có nội dung ngoại trừ Menu, header, footer và sidebar.
  • Trang web chứa phần quảng cáo quá nhiều.

Vậy nội dung gallery có phải là Thin Content không?

Câu trả lời của Thiết Kế Web Số 1 là không hẳn. Nếu nội dung phù hợp với người dùng, họ hay ghé qua bài viết thì đó là content có giá trị.

cach audit content
Tập trung vào chất lượng nội dung, bạn sẽ có câu trả lời

Bài viết có traffic giảm dần

Traffic giảm dần đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Có thể đối thủ đang tối ưu tốt hơn và hiện có ranking cao hơn.
  • Thông điệp CTA của bạn chưa đủ mạnh.
  • Nội dung chưa đáp ứng và giải quyết được nhu cầu truy vấn của người dùng.
  • Search Intent phù hợp nhưng Outline bài viết chưa đảm bảo.

Content không liên quan

Theo kinh nghiệm triển khai website, nội dung tổng thể trang web cần đảm bảo:

  • 75-80% là nội dung chuyên môn của lĩnh vực
  • 15-20% là bài viết bổ trợ
  • 5% còn lại là những nội dung khác

Nếu tổng thể nội dung website không đảm bảo tỉ lệ này, công cụ tìm kiếm không xác định được chính xác trang web của bạn đang cung cấp giá trị gì cho người dùng.

Content đang có nhiều traffic

Nhiều người vẫn quên loại content này khi triển khai audit Content. Đây là những content đã được xây dựng và tối ưu tốt, đang thu hút nhiều người xem. Đặc điểm của những content này bao gồm:

  • Nội dung chỉnh chu, giải quyết được nhu cầu truy vấn
  • Top cao
  • CTA tốt
  • Nên traffic cao

Dù đang có traffic cao, nhưng bạn vẫn có thể tối ưu tốt hơn cho chúng cũng như việc tận dụng nguồn traffic lớn này hỗ trợ cho tổng thể website.
Một số chỉ số bạn cần quan tâm ở đây là Bounce rate và time on site.

> Tham khảo: content pillar là gì? Cách triển khai Topic Cluster

4. Các công cụ để thực hiện content audit

Cũng như bất kỳ loại SEO Audit, Content Audit cũng cần hỗ trợ của công cụ SEO. Những công cụ Thiết Kế Web Số 1 thường sử dụng để Audit Content bao gồm: Ahrefs, Google Search Console, Google Analytics, Screaming Frog Spinder, Website Auditor trong bộ SEOPowerSuite, Serprobot, Copyscape.

content audit gom nhung gi
Những công cụ hỗ trợ quá trình Content Audit

> Tham khảo thêm về các sử dụng Ahrefs tại bài viết: Ahrefs là gì?

Đừng quá hoang mang khi bạn không có đầy đủ những công cụ này. Về cơ bản các công cụ Thiết Kế Web Số 1 liệt kê sẽ có những đặc điểm:

  • Kiếm tra thứ hạng từ khoá cũng như lịch sử thứ hạng
  • Quét được tất cả URL của website
  • Hiệu suất website/ webpage như Clicks, Impression hay traffic
  • Thu thập dữ liệu Content nâng cao: Check trùng lập ngoại bộ (CopyScape) hay Phân tích đối thử và tối ưu Content (Website Auditor)

Xem ngay tiêu chuẩn bài viết chuẩn seo

5. Các bước tiến hành Audit Content

Chắc chắn Thiết Kế Web Số 1 cần bạn nắm được tổng quan trước khi sang bước này. Nếu cảm thấy chưa rõ, bạn nên quay lại để nghiền ngẫm thêm. Ngoài ra bạn có thể liên hệ Fanpage Thiết Kế Web Số 1 để được giải đáp!

Nào! Chúng ta đi vào chi tiết hướng dẫn các bước audit content. Cách Kiểm toán nội dung sẽ lần lượt từ:

  1. Thu thập dữ liệu tất cả URL của website
  2. Phân tích để phân loại content của URL
  3. Lên phương án xử lý từng loại nội dung

Thu thập dữ liệu tất cả URL của Website

Trước tiên bạn cần nắm rõ hết tất cả các URL có trên website. Cần sử dụng Screaming Frog Spider để thu thập URL đầy đủ nhất.

Ngoài ra để thuận tiện có dữ liệu đầy đủ khi quét, bạn cần cấp API truy cập Google Analytics và Search Console cho Screaming Frog:

  • Configuration > API Access > Lần lượt cài đặt Google Analytics và Search Console lẫn công cụ khác.
  • Tiến hành quét URL bằng thao tác: Mở công cụ, nhập domain vào khung > Bấm Start và chờ đợi
  • Trong khi chờ đợi, bạn cần tiếp tục xuất bảng kết quả thứ hạng từ khoá cho từng URL.

Khi 2 tiến trình ở trên xong, hãy tìm cách thu gọn chúng vào trong 1 bảng tính và giữ các URL có response code là 200. Điều này giúp bạn dễ phân tích các URL có khả năng được index tốt hơn và không bị sót.

Phân tích để phân loại content của URL

audit content la lam gi
Tiến hành phân loại và phân tích dữ liệu Content Audit

Lưu ý rằng trang tính của bạn ngoài URL, thứ hạng của từ khoá chính, traffic còn có các dữ liệu về:

  • Bounce rate
  • Time On Site
  • Số lượng Backlinks mỗi URL (thu thập từ Ahrefs)
  • Tiêu đề và mô tả trang

Phần 3 của bài viết này Thiết Kế Web Số 1 đã cung cấp đặc điểm nhận dạng từng loại URL rất chi tiết. Tới lượt bạn áp dụng vào để phân tích các chỉ số và đánh giá chúng thành 5 loại content trên.

> Tham khảo: Keyword Cannibalization là gì?

Lên phương án xử lý từng loại nội dung

Tất cả các phương án xử lý bao gồm: Loại bỏ, giữ nguyên, noindex và cải thiện.

  • Loại bỏ những content không cần thiết, nội dung cũ. Hay xoá cả những nội dung mà bạn không thể lên kế hoạch cải thiện.
  • Hành động giữ nguyên bài viết được thực hiện với những trang doanh nghiệp, những trang đã hoạt động tốt và trang đang phục vụ cho mục đích khác.
  • Noindex đối với những trang không cung cấp giá trị cho người dùng. Mục đích nhằm đảm bảo tỉ lệ content lý tưởng cho website. Đọc thêm về Meta robots là gì để hiểu hơn về thẻ noindex.
  • Cập nhật – nâng cấp đối với bài viết chưa hoạt động tốt. Chúng bao gồm các nội dung không phù hợp với thời điểm hiện tại, nội dung chưa giải quyết nhu cầu truy vấn.

Đi sâu vào từng loại Content Audit thôi:

Giải pháp cho Duplicate content

Tình trạng nhiều URL cho một bài viết có thể được xử lý như sau:

  1. Chọn một URL làm URL chính.
  2. Điều hướng 301 các URL còn lại về URL chính. Đảm bảo không sinh ra URL 404.
  3. Điều chỉnh lại Internal link lại với URL chính.
  4. Tìm hiểu các nguyên nhân tại sao sinh ra duplicate content.
  5. Giải quyết nguyên nhân đó để không phát sinh nội dung trùng lặp về sau

Xử lý Content kém chất lượng

Ứng với mỗi trường hợp, Thiết Kế Web Số 1 sẽ có cách giải quyết khác nhau.

  • Nội dung sao chép từ một website khác cần được loại bỏ. Cân nhắc thêm nếu đó là chủ đề quan trọng, hãy lên kế hoạch viết lại.
  • Nội dung không còn đáp ứng Search Intent sẽ ưu tiên cập nhật và bổ sung để cải thiện.
  • Nội dung không tập trung vào keyword nào thường là những bài viết chia sẽ kinh nghiệm hoặc tư vấn. Bạn nên noindex thôi và người dùng vẫn có thể nhận được giá trị từ những URL này.
cap nhat content
Cập nhật thêm content để nâng cao chất lượng nội dung

Phương án đối với Thin Content

Content mỏng với nguyên nhân là không có nội dung nên được xoá bỏ và điều hướng tới 1 trang khác. Vì đây thường là những URL không nằm trong kế hoạch phát triển website.

Đối với những trang nội dung vẫn đáp ứng nhưng quảng cáo nhiều thì cân nhắc tăng độ dài nội dung hoặc gộp với bài viết khác.

Lưu ý: Những content doanh nghiệp bạn cần giữ nguyên nhé! Tuy nội dung ngắn nhưng chúng không được liệt vào danh sách Thin Content.

Khắc phục bài viết traffic giảm

Bài viết traffic giảm thường đến do 2 nguyên nhân. Đó là đối thủ SEO tốt hơn hoặc không còn phù hợp search intent.

Giải pháp lần lượt là:

  • Review lại Outline content đã đáp ứng hay chưa.
  • Cập nhật nội dung mới cho phù hợp
  • Tối ưu Onpage tốt hơn đối thủ

Làm gì với content không liên quan

Đảm bảo rằng tỉ lệ content không liên quan không vượt quá 5% số lượng nội dung website. Chắc chắn khi lập kế hoạch hoặc kiểm toán nội dung, bạn đều giữ được tỉ lệ này. Noindex hoặc bài viết nếu bạn chắc chắn nó có ít hoặc không cung cấp giá trị cho người dùng.

Tuy nhiên vẫn có một số content không liên quan vẫn được Google chấp nhận. Giai đoạn hiện tại 2020 – 2021 thì Content về Covid-19 rất cần thiết.
Một số content không liên quan tới chủ đề website nhưng vẫn có traffic cao. Hãy giữ chúng và xử lý phần còn lại là tốt hơn.

Tận dụng nội dung đang có nhiều traffic

hight traffic
Cải thiện High traffic
  • Những nội dung có nhiều traffic vẫn có thể cải thiện và nâng cao hiệu suất cho chiến dịch Digital Marketing.
  • Rà soát những từ khoá chưa có thứ hạng cao đang được index bởi URL này. Sau đó tiến hành tối ưu chúng để thu hút thêm traffic.
  • Kiểm tra chỉ số Bounce rate và time on site. Khắc phục đơn giản bằng cách so sánh với đối thủ và tiến hành cung cấp nhiều giá trị hơn trong nội dung.

Tìm hiểu ngay DMCA là gì? Cách đăng ký và report DMCA chi tiết!

Kết luận

Vậy là bạn đã hoàn thành việc đọc tài liệu Content Audit là gì rồi. Thiết Kế Web Số 1 xin nhắc lại, mọi thứ chỉ dừng lại là “đọc tài liệu” nếu bạn chưa áp dụng vào ngay. Hãy thực hành và cảm nhận được sự hiệu quả của việc triển khai kiểm toán nội dung. Bạn sẽ hiểu tại sao chúng tôi lại khẳng định nó là loại SEO Audit ảnh hưởng nhất.

Trong quá trình áp dụng và thực hành, nếu có bất kỳ thắc mắc hãy liên hệ ngay Fanpage Thiết Kế Web Số 1 để được hỗ trợ. Nếu thấy hay và dễ áp dụng, mong rằng bạn sẽ chia sẻ đến cộng đồng SEOer khác nhé. Cảm ơn bạn vì đã chọn Thiết Kế Web Số 1. Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo: Content Audit: The Step-by-Step Guide for the Ultimate Strategy – SEMRush

Tham khảo dịch vụ SEO Thiết Kế Web Số 1!

Bài viết đề xuất: