Bounce rate là gì? Các cách tối ưu giảm tỷ lệ thoát web

Thuật ngữ Bounce rate (tỷ lệ thoát trang) được đề cập khá nhiều trong chuỗi tài liệu SEO cũng như digital marketing của Thiết Kế Web Số 1. Nguyên nhân là vì chỉ số này góp phần nói lên hiệu quả chiến dịch digital marketing cũng như ảnh hưởng đến kết quả SEO.

Trong bài viết này, tôi sẽ khái quát cho bạn về Google Analytics bounce rate là gì, tỷ lệ thoát trang được tính như thế nào. Ngoài ra, phần cuối cùng, tôi sẽ hướng dẫn cách cải thiện bounce rate hiệu quả cho website.

bounce rate la gi
Cùng Thiết Kế Web Số 1 tìm hiểu tất tần tật về Bounce Rate

1. Bounce rate là gì?

Bounce rate dịch theo mặt chữ có nghĩa là tỷ lệ thoát và thường lẫn lộn với Exit rate. Tuy nhiên, thuật ngữ này được định nghĩa đầy đủ như sau:

Bounce rate là thuật ngữ nói đến tỷ lệ số lượt truy cập vào trang và rời đi chứ không tương tác thêm với các trang khác của website so với tổng lưu lượng truy cập vào trang web đó. Thuật ngữ này được dùng trong phân tích lưu lượng truy cập website, phục vụ để do lường cho chiến dịch digital marketing.

Trong đó:

  • Lượt truy cập vào trang và rời đi được gọi ngắn gọn là Single Page Visit (phiên truy cập trang duy nhất).
  • Chuỗi tương tác với trang web được gọi là Session. Những tương tác này bao gồm: pageview, mua hàng, screen view, event khác trên website.  Tuy nhiên, Session chỉ được (Google Analytics) đo lường trong một khoảng thời gian nhất.

Tới đây, định nghĩa về bounce rate có thể hiểu đơn giản hơn là:

Tỷ lệ thoát trang là tỷ lệ phần trăm của số phiên truy cập trang duy nhất và chỉ có một Gif request được gửi về cho Google Analytics.

2. Bounce rate được tính như thế nào?

Sau khi đã nắm được Bounce rate là gì, bạn cần quan tâm đến cả 2 khái niệm: bounce rate của một trang và tỷ lệ thoát của website.

Công thức tính bouce rate của một trang

tỷ lệ thoát của một trang được tính trong một khoảng thời gian nhất định với công thức:

bounce rate

Trong đó:

  • Bounce: Số lượng truy cập (xem) trang duy nhất và chỉ có một GIF request gửi về GA cho mỗi truy cập.
  • Entrance: Tổng số lần truy cập của người dùng vào trang của bạn.

Hay công thức đơn giản hơn là:

Bounce rate = Số phiên truy cập duy nhất / Tổng số lượt truy cập

Những hành động thoát trang thường thấy bao gồm:

  1. Phổ biến nhất là hành động nhấn nút quay lại (back)
  2. Đóng trình duyệt
  3. Trong thời gian dài không thực hiện tương tác nào cả (sau 30 phút phiên sẽ hết hạn)
  4. Nhập URL mới để vào trực tiếp một trang khác

Cách tính tỷ lệ thoát của website

Thông thường, Bounce rate của website được xác định là giá trị trung bình tỷ lệ bounce rate của tất cả các trang trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, công thức tính tỷ lệ thoát của website chính xác là:

cong thuc tinh bounce rate

Đọc thêm traffic là gì

3. Một số trường hợp ngoại lệ với tỷ lệ thoát trang

Nguyên tắc cơ bản của tỷ lệ thoát trang là:

Nếu trong một phiên truy cập (Session), có nhiều hơn một GIF request gửi về Google Analytics thì không tính là một lượt thoát. Thậm chỉ đây có là phiên truy cập trang duy nhất (Single page visit).

Cụ thể, một số trường hợp ngoại lệ sau đây:

Event Tracking

Nếu trước khi người dùng thoát trang, họ thực hiện một hành động đã được theo dõi trong Event tracking code thì Google Analytics không tính đây là lượt thoát.

Một sự kiện điển hình trong event tracking thường gặp là xem video. Người dùng có thể click vào video rồi thoát trang nhưng google analytics Bounce rate bằng 0% vì có tận 2 gif request gửi về. Đầu tiên là page view của tracking code của Google Analytics, 2 là click chuột vào nút play video của Event tracking code.

Tuy nhiên, để Google Analytics hiểu đây không tính là lượt thoát, bạn cần cài đặt mã event tracking trước đó. Điều này có thể giúp bounce rate của website bạn hiển thị chính xác hơn và thấp hơn.

Social Interactions Tracking

Trường hợp thứ hai là người dùng truy cập vào trang web và kích hoạt một sự kiện được theo dõi với mã tracking tương tác mạng xã hội, sau đó họ thoát trang. Điển hình là họ đọc bài viết thấy hay và muốn chia sẻ lên mạng xã hội nên nhấn nút Share.

Trong trường hợp này vẫn có 2 Gif request gửi về GA bao gồm:

  1. Pageview của mã theo dõi Google Analytics
  2. Sự kiện click nút Share (mã theo dõi phân tích tương tác mạng xã hội).

Sự kiện được theo dõi tự động thực hiện

Tương tự như trường hợp đầu tiên, vẫn có nhiều gif request được thực hiện. Lấy lại ví dụ cho trường hợp 1, nhưng khi bạn tải trang xong, video tự động chạy. Khi này, ngoài mã được tạo từ pageview, một mã khác được khởi tạo từ nút play của video.

Trùng nhiều GATC trên trang web

Nếu trang web của bạn bị trùng nhiều GATC (Google Analytics Tracking Code), có thể là một ở Header, một ở Footer. Thì dù là phiên truy cập duy nhất vẫn không được tính là một lượt thoát.

Đây là một lỗi tracking chứ không phải là cách tối ưu Google Analytics Bounce rate. Do đó, bạn cần đảm bảo chỉ có một mã Google Analytics tracking code trên trang web.

4. Nguyên nhân người dùng thoát trang

Để bạn hiểu hơn về cách tối ưu website để giảm bounce rate, bạn cần biết được tại sao người dùng lại thoát trang và các yếu tố nào trên trang tác động đến hành động thoát trang. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình:

Trang không đáp được nhu cầu của người dùng

Chúng ta truy cập vào một trang web thường là để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Có thể bạn đang cần giải đáp một nghi vấn, mua hàng, xem hình ảnh đẹp… Tuy nhiên, lúc lướt web, nếu nội dung không thoã mãn được nhu cầu của bạn, chắc chắn bạn phải thoát trang để tìm kiếm trang web tốt hơn.

bounce rate bao nhieu la tot
Nội dung không đáp ứng kỳ vọng là một trong những nguyên nhân khiến bounce rate cao phổ biến nhất

Ví dụ, bạn tìm kiếm với từ khoá “Macbook Pro 2020” và truy cập vào một trang web. Tuy nhiên, nội dung của trang web này lại toàn đề cập đến Macbook Air M1. Nếu là tôi, tôi cũng sẽ quay lại Google để tìm hiểu với website khác.

Thiết kế xấu – UI không đảm bảo

Phong cách thiết kế của website ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ thoát trang. Người dùng thường chỉ quan tâm nội dung sau khi hài lòng với thiết kế. Điều này không khác gì khi phần lớn chúng ta muốn mua một quyển sách. Một quyển sách có tấm bìa đẹp luôn thu hút được nhiều người dù chưa biết chắc nội dung có hay hay không.

UX, Trải nghiệm không tốt

Sau thiết kế, người dùng sẽ tương tác với website của bạn. Nếu trải nghiệm không đảm bảo, chẳng hạn như lỗi font, hiển thị chồng chéo, điều hướng khó khăn, thì google analytics bounce rate rất cao. Thay vì tốn thời gian với website bạn, người dùng sẽ lựa chọn một nội dung phù hợp hơn.

5. Các yếu tố quyết định tỷ lệ thoát, bounce rate bao nhiêu là tốt

Từ nguyên nhân trên, Thiết Kế Web Số 1 thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến việc người dùng thoát trang dưới đây để làm cơ sở cho hướng dẫn giảm tỷ lệ bounce rate. Bạn cần hiểu rằng:

Mỗi website có một tỷ lệ thoát lý tưởng. Mức bounce rate bao nhiêu là tốt phụ thuộc vào các yếu tố như: loại website, ngành kinh doanh, khả năng đáp ứng người dùng… Tuy nhiên, bounce rate của website không quá 60% thì vô cùng tốt.

Trong một vài yếu tố tôi liệt kê dưới đây, tôi có dẫn chứng cụ thể để bạn hiểu được tại sao có con số 60% trên.

Mục đích và hành vi người dùng

Người dùng truy cập vào trang web để thoả mãn một nhu cầu truy vấn nào đó. Nếu trang web của bạn không thể đáp ứng ý định tìm kiếm (search intent), thì người dùng sẽ thoát ra ngay lập tức.

Tuy nhiên, sau ý định tìm kiếm còn bao gồm nhiều mục đích tiềm ẩn. Giả sử, nội dung của bạn đã giải đáp được thông tin cho người dùng, nhưng không thể tiếp tục thu hút họ di chuyển sang trang khác thì vẫn bị tính là một lượt thoát, và Dwell time vẫn được tính là 0. Vì vậy, khi tối ưu tỷ lệ nhấp chuột (Click through rate – CTR), bạn cũng cần quan tâm đến các Intent tiếp theo mà người dùng có thể hướng tới.

Ví dụ, bạn đang muốn đầu tư SEO và suy nghĩ ngay tới việc tìm hiểu SEO là gì. Khi đọc và hiểu tổng quan về SEO, bạn sẽ phát sinh ra nhiều câu hỏi mới (cái mà tôi gọi là ý định tiềm ẩn). Các ý định có thể là Onpage là gì, Backlink là gì, hoặc cả việc bạn muốn tìm trung tâm đào tạo SEO hay dịch vụ SEO.

Loại website

Tỷ lệ Bounce Rate của mỗi loại website đều khác nhau. Cụ thể, các website Blog thường có tỷ lệ thoát cao hơn website bán hàng.

bounce rate theo loai website
Dưới đây bounce rate của từng website được thống kê theo cxl.com

Loại nội dung

Nếu bản thân bạn cũng cảm thấy khi đọc nội dung trên landing page cần phải có thời gian thì rất có thể người dùng sẽ bookmark lại và đọc khi có thời gian.

Kiểu landing page

Mỗi loại nội dung cũng có một tỷ lệ thoát đặc trưng khác nhau. Thông thường, những phiên truy cập đến trang liên hệ để lấy thông tin và sớm thoát trang. Do đó, trang liên hệ thường có bounce rate rất cao.

Chất lượng landing page

Tỷ lệ thoát của website sẽ cao nếu như landing page không hấp dẫn người dùng, lộn xộn. Do đó, để cải thiện chất lượng landing page hiệu quả, bạn cần trau dồi thêm kiến thức về UX/UI, nghiên cứu nội dung kỹ. Ngoài ra, bạn cần đặt thông điệp Call to Action hiệu quả để thôi thúc người dùng hành động.

Thiết bị truy cập

Google Analytics Bounce Rate của người dùng trên các loại thiết bị khác nhau. Thông thường, tỷ lệ thoát đối với mobile traffic thường cao hơn nếu website của bạn không điều hướng linh hoạt.

bounce rate google analytics la gi

Vào Google Analytics > Audience > Mobile > Overview để xem thông số chi tiết.

>  Tham khảo thêm bài viết: Backlink là gì?

Chất lượng traffic

Nếu phần lớn traffic của website bạn không phải là khách hàng mục tiêu, chắc chắn bounce rate rất cao. Do đó, bạn cần lưu ý thêm về nguồn thu hút traffic nhé!

Lĩnh vực kinh doanh

bounce rate bao nhiêu là tốt
Thống kê dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn bounce rate bao nhiêu là tốt theo từng lĩnh vực. (Nguồn: cxl.com)

Do đó, chỉ số Bounce Rate cao là chuyện hết sức bình thường với một số lĩnh vực.

Đối tượng người dùng

So với người dùng quay lại website, nhóm người dùng mới sẽ thoát trang nhiều hơn. Nguyên nhân là vì nhóm người dùng này không quen thuộc với thương hiệu của bạn.

google analytics bounce rate

Xem chỉ số này với nhóm đối tượng người dùng theo thao tác: Google Analytics > Audience > Behavior > New vs. Returning

Loại hình kênh truyền thông

Tuỳ thuộc vào kênh (channel) mà tỷ lệ thoát cũng có một khoảng nhất định. Chẳng hạn, Bounce Rate Google Analytics của Social traffic hay PPC traffic thường sẽ cao hơn từ organic search.

bounce rate google analytics là gì

Tham khảo số liệu tại: Google Analytics > Acquisition > All Traffic > Channel

Đọc ngay bài viết: SEO là gì và các lợi ích của SEO mang lại cho doanh nghiệp

6. Thủ thuật tối ưu Bounce rate

toi uu ty le thoat
Các thủ thuật tối ưu Bounce rate hiệu quả cho Website
  • Rà soát và hạn chế tập trung triển khai cho các từ khoá, kênh digital marketing mang lại ít traffic
  • Xây dựng landing page hấp dẫn, chất lượng kèm thông điệp CTA
  • CTA cần liên quan đến trang được liên kết để người dùng biết được họ sẽ nắm được trang đích phục vụ cho điều gì.
  • Xây dựng nội dung chất lượng, thoả mãn được nhu cầu tìm kiếm của người dùng và cả các ý định tìm ẩn.
  • Tối ưu tốc độ tại trang, nghiên cứu và nâng cao trải nghiệm người dùng trên website.
  • Áp dụng event tracking hoặc virtual pageview trên nội dung nền tảng AJAX/ Flash
  • Tìm hiểu và triển khai Page Level Survey
  • Khơi gợi thêm nhu cầu cho người dùng khi vào website

Lưu ý: Sau khi tối ưu, hãy submit URL để được Google cập nhật những dữ liệu mới nhất về trang web

Kết luận

Khi các yếu tố kỹ thuật tương đồng với nhau, google analytics bounce rate là yếu tố ảnh hưởng tới thứ hạng SEO. Do đó, không chỉ về mặt tối ưu tỉ lệ chuyển đổi mà bounce rate cũng rất quan trọng với SEO.

Mong rằng bài viết giúp bạn hiểu thêm về bounce rate là gì, trong một số lĩnh vực thì bounce rate bao nhiêu là tốt; cũng như cách tối ưu tỷ lể thoát. Cảm ơn bạn đã ủng hộ Thiết Kế Web Số 1 giữa hàng ngàn bài viết khác!

Nội dung tham khảo:

Xem ngay khoá học Đào tạo SEO Thiết Kế Web Số 1 để có được những kỹ thuật chuyên sâu!

Đọc thêm các bài viết hay của Thiết Kế Web Số 1: