Quản trị website là gì? 6 Công việc của người quản lý trang web

Không chỉ là một nền tảng marketing trực tuyến chủ lực mà website còn có tác dụng giúp xây dựng hình tượng thương hiệu cho các doanh nghiệp. Muốn website hoạt động tốt và hiệu quả thì hoạt động quản trị website rất quan trọng.

Những chia sẻ bên dưới sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức chung về quản lý trang web, vai trò quan trọng của quản trị web và checklist các công viêc hướng dẫn cách quản lý website đạt được hiệu quả cao.

quan tri website
Những điều cần biết về quản trị website

1. Quản trị website là gì?

Quản trị website có thể hiểu là quá trình quản lý, bảo dưỡng, phát triển cũng như tối ưu hệ thống website. Từ đó giúp website được vận hành trơn tru, hiệu quả marketing được nâng cao.

Yêu cầu đối với người quản trị web cũng khá cao đó là phải có hiểu biết về lập trình, đảm nhận việc xây dựng nội dung hấp dẫn cũng như lôi kéo nhiều người tiêu dùng đến trang của mình.

Người quản lý website sẽ thường làm những công việc sau:

  • Tối ưu tốc độ tải trang;
  • Duy trì server;
  • Cài đặt plugin;
  • Đăng ký tên miền. Tìm hiểu tên miền là gì
  • Thiết kế logo và nội dung giới thiệu công ty;
  • Quản lý content up lên website;
  • Xây dựng các thành tố của website;
  • Theo dõi traffic;
  • Sửa lỗi code;
  • Lỗi kỹ thuật;
  • Đánh giá SEO và đảm bảo vấn đề bảo mật website nhằm tránh tình trạng bị hacker xâm nhập,…
hoc quan tri website
Quản trị website là gì

Cần phải có sự tương tác và phối hợp tốt giữa team content, thiết kế cùng với lập trình để có thể thực hiện tốt các công việc trên. Để chắc chắn nội dung đưa lên là hoàn toàn chính xác, phù hợp với định hướng phát triển cũng như các chính sách của doanh nghiệp thì các quản trị viên phải làm việc với toàn bộ các phòng ban, quản lý, nắm bắt toàn bộ để đảm bảo tối ưu đầy đủ các yếu tố tạo nên website chuẩn SEO.

> Tìm hiểu kỹ hơn về SEO tại bài viết SEO là gì?

2. Tầm quan trọng của quản trị website

Website là văn phòng đại diện của công ty trên Internet

Website giúp doanh nghiệp tiếp cận được một lượng lớn khách hàng tiềm năng – những người quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy, việc đầu tư cho website là rất quan trọng, nếu quản trị web tốt còn có thể giúp tăng traffic cho website và mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

hoc quan tri web
Website còn là bộ mặt của công ty giúp mở rộng thị trường

Quản trị website tốt giúp người dùng sẽ ở lại lâu hơn

Thậm chí với những thông tin giá trị hoặc thú vị, người dùng sẽ chia sẻ bài viết của bạn lên các mạng xã hội. Từ đó, website sẽ có thêm nhiều người ghé thăm. Traffic đến từ giới thiệu không chỉ tốt cho SEO mà còn giúp doanh nghiệp thu được một lượng lead chất lượng – những người có tiềm năng lớn sẽ trở thành khách hàng của bạn trong tương lai.

> Xem thêm: Lỗi 404 là gì?

Tiết kiệm chi phí vận hành

Để vận hành một cửa hàng hoặc văn phòng theo truyền thống, bạn cần đầu tư nhiều chi phí cho mặt bằng và nhân sự. Tuy nhiên, để quản trị website, bạn có thể chỉ cần từ 1-2 quản trị viên. Nhiệm vụ chính của các nhân sự này sẽ là cập nhật thông tin, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, chăm sóc khách hàng trên website và thực hiện một số hoạt động hỗ trợ truyền thông & marketing khác.

Nâng cao hiệu quả kinh doanh online

Đầu từ vào website sẽ mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích, nhất là khi khách hàng ngày càng có xu hướng mua hàng online hoặc tham khảo thông tin về sản phẩm/dịch vụ trên mạng trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Hơn nữa, website là phương thức kết nối với khách hàng không khoảng cách địa lý và số lượng khách hàng mỗi lần truy cập. Do đó, việc quản trị website tốt sẽ mang lại hiệu quả trong kinh doanh cho bạn.

> Tham khảo: Tổng hợp giao diện trang quản trị website

3. Công việc của người quản lý trang web

Chưa bao giờ quản trị website là một công việc đơn giản. Nhất là khi người quản trị phải mang đến sự hiệu tối ưu. Vậy công việc của người quản lý website là gì?

Xây dựng kế hoạch tối ưu website

Người quản trị trang web sẽ phải

Và trao đổi với đội ngũ SEO để đưa ra kế hoạch tối ưu tốt nhất nhằm mục đích giúp cải thiện thứ hạng web tốt hơn trên thanh công cụ tìm kiếm Google.

hoc quan tri website online
Tối ưu website

Quản trị và cập nhật giao diện website

Một website với hàng ngàn thông tin không thể ấn tượng khách hàng mà giao diện đẹp, thân thiện, dễ sử dụng mới thu hút được người dùng. Do đó, xây dựng và cập nhật các bản giao diện vừa ấn tượng vừa dễ sử dụng là điều mà các nhà quản lý trang web phải chú tâm.

Người quản trị phải thường xuyên xem xét cũng như xử lý các lỗi về code web, link hay hình ảnh,… Các lỗi này sẽ ảnh hưởng đến giao diện cũng như cản trở những trải nghiệm của người dùng.

> Hướng dẫn tạo Subdomain

Lập kế hoạch nội dung định kỳ

Content là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng website của ban trên công cụ tìm kiếm. Google luôn đánh giá cao nội dung hữu ích, thông tin mơi. Những người quản trị website phải luôn nắm bắt các xu hướng content SEO hiện tại và tương lai để đưa ra những kế hoạch phù hợp. Nhất là phải nắm bắt trend tốt, sử dụng các câu từ hấp dẫn, thu hút khách hàng.

Các bài viết cũng phải lưu ý đến sự nhất quán trong việc thể hiện sứ mệnh của doanh nghiệp cũng như triết lý kinh doanh của tổ chức. Cũng như giới thiệu được sản phẩm, thương hiệu đến người dùng.

Quảng cáo website

hoc quan tri web online
Quảng cáo website để nhiều người biết đến

Không phải tự nhiên mà website của bạn lại nổi danh trên công cụ tìm kiếm. Bạn sẽ cần phải triển khai hoạt động quảng cáo website khi mà lượng khách hàng chưa nhiều, mặt hàng, sản phẩm khó tìm kiếm trên google. Bên cạnh SEO, bạn hoàn toàn có thể triển khai chạy chiến dịch quảng cáo trên thanh Google Adwords.

Người quản trị web cũng có thể lựa chọn giải pháp chia sẻ link các bài viết trên website lên các trang mạng xã hội hay quảng cáo qua email nếu như ngân sách cho việc quảng cáo không nhiều. Thay vì chỉ tập trung vào một mảng cách tốt nhất là nên kết hợp nhiều phương pháp quảng cáo để có được hiệu quả tốt nhất.

Quản lý đường truyền hosting và sao lưu dữ liệu

Cần phải đảm bảo hoạt động của đường truyền hosting phải diễn ra bình thường khi quản lý website. Quản trị viên cần nhớ sao lưu dữ liệu cẩn thận để phòng trường hợp xảy ra sự cố còn có thể tiến hành triển khai những phương án khắc phục, phục hồi sau này.

Đánh giá hoạt động quản trị website thường xuyên

Dù thực hiện bất cứ công việc gì cũng cần phải có bước đánh giá hiệu quả. Tất nhiên, quản lý web cũng vậy luôn cần có bước review để đánh giá hiệu suất làm việc cũng như chỉ ra những việc chưa tốt, chưa đạt được. Hơn nữa, còn có thể phát huy được thế mạnh giúp thu hút người dùng cũng như tối ưu website hiệu quả hơn.

> Thảm khảo: Mua tên miền ở đâu?

4. Checklist cho người mới học quản trị website

Nếu bạn mới bắt đầu học hoặc tìm hiểu về quản trị website thì bạn có thể tham khảo các checklist hữu ích dưới đây. Các checklist này sẽ giúp bạn không bị bỏ sót những nhiệm vụ cần thiết, đặc biệt là khi bạn vẫn chưa quen với công việc và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm

Checklist hàng ngày

#1. Backup website: Đây là bước dự phòng cho các tình huống bất ngờ khi web hay hosting gặp sự cố. Nếu có dữ liệu Backup, bạn sẽ khôi phục trạng thái website một cách nhanh chóng. Do đó, việc lưu trữ offline file WordPress và dữ liệu hằng ngày là công việc nên làm.

#2. Quản lý uptime: Để quản lý uptime hiệu quả, bạn có thể đăng ký các công cụ checking trực tuyến miễn phí. Các công cụ này sẽ gửi thông báo cho bạn ngay khi website bị downtime. Trong quá trình quản lý uptime mỗi ngày, nếu bạn thấy tình trạng downtime diễn ra liên tục thì nên đề xuất nâng cấp hosting sẽ tốt hơn.

#3. Báo cáo bảo mật: Đây cũng là công việc nên làm thường xuyên bởi các rủi ro bảo mật ngày càng nhiều.

Checklist hàng tuần

#4. Kiểm tra WordPress, theme, cập nhật plugin: Các kiểm tra này sẽ giúp bạn theo dõi những thay đổi mới nhất từ nền tảng, hạn chế tối đa nguy cơ bị rò rỉ bảo mật.

#5. Kiểm tra website trên nhiều trình duyệt (đặc biệt là trên thiết bị di động): Hãy đảm bảo website của bạn không bị lỗi khi hiển thị trên các trình duyệt khác nhau. Điều này sẽ giúp tối ưu trải nghiệm người dùng, rất tốt cho SEO.

Checklist hàng tháng

#6. Báo cáo phân tích website: Báo cáo này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được tình hình của website trong tháng/quý vừa qua. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp để tối ưu hiệu quả, giúp website tăng trưởng đúng hướng trong tương lai. Nếu tập trung vào SEO thì một số nội dung quan trọng cần được đề cập đến trong báo cáo gồm :nguồn traffic, thời gian trên trang, tỷ lệ thoát, các trang có traffic lớn, các từ khóa đang có thứ hạng cao….

#7. Kiểm tra tốc độ tải trang: Tốc độ tải trang ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm người dùng. Do đó, bạn cần phải kiểm tra. Với khoảng thời gian bạn thêm nhiều file media hay plugin lên website thì nên kiểm tra thường xuyên hơn.

#8. Kiểm tra các biểu mẫu: Với những biểu mẫu được dùng để khách hàng điền thông tin hoặc tương tác, bạn nên kiểm tra bằng cách điền thử, xem chúng hoạt động có bị lỗi gì không..

Checklist hàng quý

#9. Loại bỏ plugin không xài: Công việc này có thể làm theo quý là được. Bạn lọc các theme hoặc plugin không không cần thiết (hoặc lâu không sử dụng đến). Để loại bỏ chúng, bạn thực hiện lần lượt các thao tác deactivate và delete.

#10. Kiểm tra backup: Bên cạnh công việc backup phải làm hàng ngày thì bạn nên dành thời gian định kỳ hằng tháng để kiểm tra lại vị trí file lưu trữ dữ liệu backup.

#11. Tối ưu dữ liệu: Việc tối ưu dữ liệu sẽ giúp website hoạt động hiệu quả hơn. Nhất là khi nền tảng WordPress đang nặng hơn do các chức năng nháp, comment spam, review lại bài post…

Checklist hàng năm

#12. Update thông tin copyright: Đây là nội dung nên được cập nhật mỗi năm để thông tin trên menu footer thể hiện đúng với năm hiện tại.

#13. Review plugin và theme: Bạn nên dành thời gian để xem xét và đánh giá hiệu quả của tất cả plugin và theme đang dùng. Hãy đảm bảo chúng đều đáp ứng các tiêu chuẩn WordPress và cập nhật code (trong trường hợp cần thiết).

> Tìm hiểu thêm: Addon Domain là gì?

Lời kết

Những thông tin chia sẻ ở trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu được quản trị website là gì, vai trò của quản trị website cũng như nắm được các công việc mà người quản lý trang web thường xuyên phải làm. Từ đó bạn sẽ biết cách quản lý website phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp.

Tham khảo ngay dịch vụ seo tphcm Thiết Kế Web Số 1.

Đọc thêm bài viết liên quan: