Meta description là gì? Cách viết meta description thu hút

Hãy nhớ lại lần truy vấn gần nhất của bạn! Yếu tố nào của kết quả tìm kiếm tác động đến quyết định hành động nhấp chuột của bạn? Với tôi, sau khi lướt qua các tiêu đề, tôi sẽ đọc kỹ phần mô tả ở ngay dưới để xem ai là người đủ hấp dẫn để tôi click vào.

Qua đây, bạn có thể thấy rằng thẻ mô tả SEO là một trong các thành phần của website tiếp cận với người dùng mạng đầu tiên. Vì vậy, tôi luôn xếp tầm quan trọng của thẻ mô tả chỉ nằm sau URL và tiêu đề trang.

Trong bài viết này, tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu tổng quan về thẻ meta, thẻ meta description là gì và hướng dẫn cách viết thẻ meta description chuẩn SEO và thu hút được nhiều traffic cho website. Nào chúng ta cùng bắt đầu!

meta description la gi
Thiết Kế Web Số 1 sẽ giải đáp cho bạn từ tổng quan thẻ mô tả SEO là gì đến cách viết meta description HTML

1. Thẻ Meta là gì?

Khi làm việc với một chuyên gia SEO hoặc một webmaster có kinh nghiệm, bạn hay nghe họ đề cập thuật ngữ: meta title, meta description, meta keywords, meta robots. Vậy bạn đã hiểu thẻ meta là gì chưa?

Thẻ meta là thẻ siêu dữ liệu, có nội dung mô tả cho dữ liệu của website với trình thu thập web. Do đó, meta tags được đặt ở phần <head> của trang web.

the meta la gi
Một số các thẻ meta tags điển hình của trang web

Như tôi đã giới thiệu, có 4 loại thẻ meta thường gặp trong website:

  • Meta title: là tiêu đề mô tả ý chính của trang. Tìm hiểu Meta title là gì?
  • Meta description: một đoạn tóm tắt ngắn mô tả nội dung trang.
  • Meta keywords: mô tả các từ khoá mà trang có liên quan.
  • Meta robots: hướng dẫn trình duyệt web thu thập dữ liệu trang web đó. Robots meta tags là gì?

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về cách của sử dụng từng loại trong liên kết mà tôi đặt phía sau mỗi loại. Còn giờ, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về thẻ mô tả SEO là gì.

2. Meta Description là gì?

Meta Description là một đoạn tóm tắt ngắn cho nội dung trang web có độ dài khoảng 155-160 ký tự. Vị trí của thẻ mô tả nằm ở phần <head> của trang web và thường được hiển thị ngay dưới tiêu đề trang trong kết quả tìm kiếm.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thẻ meta description không được hiển thị đúng với nội dung khai báo mà là một câu nào đó trong bài viết. Nguyên nhân là vì công cụ tìm kiếm đánh giá câu được hiển thị mới mô tả cho nội dung của người dùng tìm kiếm tốt hơn.

Vì vậy, thẻ meta description HTML không phải là một yếu tố tối ưu SEO Content trực tiếp mà là gián tiếp. Cụ thể, thẻ mô tả góp phần tăng chỉ số CTR (tỉ lệ click chuột), thu hút nhiều traffic cho trang web. Kết hợp với nội dung thoả mãn nhu cầu người dùng, Google sẽ nhận được những phản hồi tích cực để tăng thứ hạng cho trang web của bạn.

Tìm hiểu thêm Checklist nhiều yếu tố tối ưu Onpage khác!

Khai báo meta desciption HTML cho website

Đối với website wordpress, bạn cần cài đặt plugin Yoast SEO để thuận tiện cho việc khai báo. Xem thêm hướng dẫn cái đặt Yoast SEO chi tiết!

Sau đó, bạn truy cập vào trình chỉnh sửa nội dung > Di chuyển xuống mục Yoast SEO (thường ở dưới cùng)

cach viet the meta description
Nhập đoạn mô tả vào Thẻ mô tả (ngay dưới Đường dẫn)

Đối với Website code tay, bạn cần phải yêu cầu coder tạo một khung nhập liệu cho [Nội dung mô tả] vào phần <head> với cú pháp HTML như sau:

<meta name="description" content="[Nội dung mô tả]">

Độ dài thẻ meta description bao nhiêu ký tự?

Bạn có thể nhập nội dung mô tả SEO với độ dài tuỳ ý. Tuy nhiên, Google cũng chỉ hiển thị một phần nếu độ dài vượt quá tiêu chuẩn. Do đó, để đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin để thu hút người dùng, bạn cần nhập meta description có độ dài trong khoảng 155-160 ký tự.

meta description bao nhieu ky tu
Tham khảo độ dài tối đa thẻ mô tả SEO để hiển thị đầy đủ trên các công cụ tìm kiếm. (Nguồn trên hình)

Tuy nhiên, Yoast SEO hiện đang hỗ trợ bạn tối ưu SEO rất tốt. Bạn chỉ cần nhập độ dài sao cho thanh đánh giá hiện màu xanh là tốt.

3. Cách viết thẻ meta description tối ưu SEO

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được tổng quan về thẻ meta description là gì? Không để bạn đợi lâu, mời bạn vào phần hướng dẫn cách viết meta description HTML chuẩn SEO. Lưu ý, checklist dưới dây sẽ được sắp xếp theo mức độ ưu tiên giảm dần. Và khi đạt được những tiêu chuẩn này, thứ hạng SEO của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

#1. Nội dung hấp dẫn mô tả đúng cho trang

Tiêu chuẩn quan trọng nhất khi viết thẻ meta description là phải thật hấp dẫn. Meta description không khác gì với mô tả của mẫu quảng cáo Google search. Do đó, tuyệt vời hơn khi bạn có kỹ thuật viết quảng cáo.

the meta description
Để làm sao người dùng gặp thấy mô tả SEO của bạn trên kết quả tìm kiếm là truy cập vào ngay!

Tuy nhiên, một yêu cầu kèm theo là meta description phải mô tả đúng nội dung của trang. Nếu không, Google sẽ tìm một đoạn bất kỳ trong nội dung phù hợp hơn để hiển thị trên SERP.

*Mẹo:

  • Áp dụng thêm icon trong cách viết meta description để làm kết quả của bạn nổi bật hơn.
  • Riêng đối với trang sản phẩm, bạn có thể áp dụng cách viết thẻ meta description là các thông số kỹ thuật.
  • Tăng nhận diện thương hiệu khi có nhắc đến Thương hiệu trong đoạn mô tả.

#2. Độc nhất trên toàn bộ website

Thứ hai, mỗi trang trên website nên có một thẻ mô tả chuẩn SEO riêng. Giả sử bạn mua 3 cuốn sách nhưng cuốn nào cũng có lời giới thiệu giống nhau thì bạn có suy nghĩ gì? Tương tự vậy, khi có bất kỳ trang khác được mô tả giống với trang hiện tại, Google sẽ hiểu rằng 2 trang này là có nội dung trùng lặp.

Đây cùng là một trong những nguyên nhân gây ra lỗi Keyword Cannibalization và án phạt thuật toán Google Panda.

Vì vậy đối với những trang quan trọng, bạn cần phải viết thẻ mô tả cho từng trang. Trong trường hợp có quá nhiều trang (~1000 trang), bạn có thể nhờ coder lập trình tính năng tạo nội dung meta description HTML tự động.

#3. Chứa từ khoá mục tiêu

Nguyên nhân tôi đặt tiêu chuẩn này ở ưu tiên số 3 để bạn không quá chủ trọng vào nó mà khiến đoạn mô tả cứng nhắc. Tuy nhiên, bạn cũng cần lồng ghép từ khoá SEO mục tiêu vào thẻ mô tả vì một số nguyên nhân:

  • Google dễ dàng bắt gặp và hiểu nội dung của bạn đang phục vụ cho từ khoá nào.
  • Từ khoá truy vấn của người dùng sẽ hiển thị in đậm trong phần hiển thị meta description trên SERP. Điều này giúp kết quả của bạn hiển thị nổi bật hơn.

#4. Hiển thị đầy đủ

Tiêu chuẩn thứ tư trong cách đặt meta description là phải hiển thị đầy đủ. Như đã đề cập ở phần Độ dài thẻ meta description bao nhiêu ký tự, đoạn mô tả của bạn sẽ truyền tải một thông điệp khiến khách hàng lựa chọn bạn so với các kết quả khác. Nên khi không hiển thị đầy đủ, người dùng sẽ không thể hiểu rõ nội dung mà bạn có thể thoả mãn họ hay không.

Vì vậy bạn cần viết thẻ meta description có độ dài khoảng 155 ký tự là tốt nhất.

#5. Nên có lời kêu gọi hành động

Call to action luôn có tác dụng hiệu quả với việc kích thích người dùng đọc thông điệp và hành động. Trong cách đặt thẻ meta description cũng vậy, bạn hãy mời gọi người dùng bất cứ khi nào có thể. Một số lời kêu gọi hành động tích cực bao gồm: Xem thêm, Đọc ngay, Tìm hiểu thêm…

cach viet meta description
Call to Action một cách tích cực và tự nhiên sẽ nhận được sự ủng hộ của người dùng hiệu quả

Hy vọng những chia sẻ về tổng quan thẻ meta và meta description là gì ở trên đã giúp bạn hiểu thêm về tầm quan trọng của thẻ mô tả SEO. Chúc các bạn vận dụng hiệu quả cách viết thẻ meta description và cải thiện tốt được kết quả SEO và thu hút thêm nhiều traffic! Cảm ơn bạn!

Nguồn tham khảo:

Mời bạn xem qua khoá đào tạo SEO nâng cao tại TPHCM!

Bài viết đề xuất: